Sau đại dịch Covid - 19, ngành du lịch đã phục hồi. Và đây chính là cơ hội vàng cho sinh viên chuyên ngành Du lịch ( Nhà hàng - khách sạn) và chuyên ngành Kinh tế.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), chỉ trong hai năm 2020-2021, đại dịch đã làm mất đi 62 triệu/334 triệu việc làm trong ngành du lịch. Trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước, tình trạng lao động ngành du lịch bỏ nghề để tìm công việc mới cũng diễn ra phổ biến; riêng tại Hà Nội, có khoảng 21.500 người lao động ngành du lịch phải tạm ngưng công việc, chiếm 34% tổng số lao động phục vụ trong khối cơ sở lưu trú, 11.600 lao động chấm dứt hợp đồng lao động, chiếm 18,3%.
Ngày 14/3, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới và Chính phủ ra Nghị quyết về miễn thị thực cho công dân nhiều nước vào ngày 15/3.
Chỉ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, ngành Du lịch đã phục vụ khoảng 5 triệu lượt khách nội địa, trong đó có khoảng 2 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú du lịch, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 22.000 tỷ đồng.
Theo ông Lưu Đức Kế- Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Du lịch Việt Nam thì, khi bắt đầu phục hồi Du lịch, khó khăn lớn nhất là việc tập hợp được nhân lực du lịch quay trở lại và phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện bình thường mới bởi thực tế, dù lượng khách tăng nhưng chất lượng nhân lực ngành Du lịch vẫn bị thiếu hụt nghiêm trọng. Các nhà tuyển dụng tuyển gấp và một phần lấy từ người dân địa phương chưa qua đào tạo, chất lượng phục vụ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trước “cơn khát” về nguồn nhân lực Du lịch chất lượng cao, trường Cao đẳng Du lịch và Công thương đã đẩy mạnh hoạt động liên kết các doanh nghiệp ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Du lịch tại Nhà trường và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho các Doanh nghiệp.